TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THANG MÁY
Số lượng thang máy phụ thuộc vào diện tích, số tầng, số lượng người, mục đích sử dụng. Ví dụ như nhà hàng thông thường có thêm thang vận chuyển hàng, đồ ăn, đối với nhà hóa nghiệm, hóa chất, ngoài thang vận chuyển hàng thì còn có những thang riêng biệt để vận chuyển hóa chất nguyên hiểm, cháy nổ... đôi khi các toàn nhà có mục đích quân sự phải có những thang vận chuyển khẩn cấp, hầm chú ẩn.... Vì vậy việc tính toán để lựa chọn được loại thang máy thích hợp với công trình là rất cần thiết.
1. Căn cứ tính toán lựa chọn thang máy
- Xác định loại hình, công năng của công trình: Văn phòng, Nhà phố, Villa, Chung cư, Khách sạn, Trung tâm thương mại, Bệnh viện, Nhà ga, Nhà máy .v.v.v……Hiểu rõ công năng của công trình giúp việc lựa chọn chủng loại thang máy được hợp lý và dễ dàng hơn.
- Dựa vào chiều cao có thể phân loại qui mô của công trình:
-
Thấp : 1 – 10 tầng
-
Trung bình : 11 – 29 tầng
-
Cao : Từ 30 tầng trở lên
Đối với những tòa nhà cao nhưng lại hẹp thì không thể bố trí nhiều thang máy được
- Vị trí đặt thang máy: là vị trí kết nối các lối đi của các tầng trong tòa nhà thuận tiện
- Vai trò của thang máy là vận chuyển hành khách, tải hàng, trung chuyển hành khách, tải giường bệnh, xe hơi…. Do đó ngay từ đầu phải xác định rõ vai trò phục vụ của thang.
- Để có số lượng thang máy, tốc độ và tải trọng hợp lý các công trình có qui mô lớn thường phải dùng đến các bài toán phân tích lưu thông.
2. Phân tích lưu thông
-
Số cư dân trong tòa nhà: dựa theo công năng tòa nhà để có cách tính tương đối về số lượng người sử dụng
Văn phòng:
- Thông thường tính là từ 9 – 12m2/người tùy theo hạng của tòa nhà (A,B,C …), 70% - 85% không gian của các tầng sử dụng cho văn phòng trừ tầng trệt (sảnh).
- Về mặt nhu cầu lưu thông, chia theo mức độ từ nhẹ đến bận rộn nhất
Chung cư: Tính 2 người cho mỗi phòng ngủ trong căn hộ
Khách sạn:
- Tính theo số giường của các phòng, giường đơn 1, giường đôi 2
- Mỗi 2 thang khách cần có thêm 1 thang phục vụ.
-
Số điểm dừng: Số tầng cần phục vụ, tầng không cần phục vụ (không cần dừng)
-
Tầng khởi hành: Tầng trệt hay tầng hầm
-
Hành trình: từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất
-
Yêu cầu về công suất vận chuyển tương đối
-
Yêu cầu về thời gian khởi hành trung bình
3. Các khái niệm trong phân tích giao thông thang máy
Công suất vận chuyển (Handing capacity):
Chỉ ra số lượng hành khách mà hệ thống thang máy có thể vận chuyển trong năm phút . Thường chỉ tiêu này được dùng ở đơn vị tương đối %, là phần trăm của lượng cư dân mà thang máy có thể phục vụ trong 5 phút ở giờ giao thông bận rộn nhất.
Công trình
Mức độ phục vụ
|
Chung cư, Khách sạn
|
Cao ốc Văn Phòng
|
Bình thường
|
5 %
|
11-12 %
|
Khá
|
7.5 %
|
12-15 %
|
Cao cấp
|
10 %
|
15-17 %
|
Khoảng cách khởi hành trung bình (Average Interval):
Là thời gian trung bình giữa các lần khởi hành của thang máy từ tầng chính, là tỷ số giữa thời gian di chuyển 1 vòng và số lượng thang máy.
Công trình
Mức độ phục vụ
|
Chung cư, Khách sạn
|
Cao ốc Văn Phòng
|
Bình thường
|
70-80 s
|
32-40 s
|
Khá
|
50-70 s
|
25-32 s
|
Cao cấp
|
40-50 s
|
20-25 s
|
Thời gian di chuyển theo tốc độ danh định (Nominal Travel Time)
Là tỉ số giữa chiều cao hành trình và tốc độ danh định của thang máy. Thông số này xác định thời gian tối thiểu đi từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất bằng tốc đô danh định (chưa bao gồm khởi động, dừng tầng, thời gian đón và trả khách)
Công trình
Mức độ phục vụ
|
Chung cư, Khách sạn
|
Cao ốc Văn Phòng
|
Bình thường
|
37-40 s
|
25-32 s
|
Khá
|
32-37 s
|
20-25 s
|
Cao cấp
|
25-32 s
|
12-20 s
|
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đuợc tư vấn và hỗ trợ (24/7)
Các bài viết khác
» Cách xác định tải trọng và số lượng thang cần lắp đặt» Lắp đặt một chiếc thang máy thường trong bao lâu?
» Quy tắc 30 - 30 - 30 -10 là gì?
» Như thế nào là thang máy AN TOÀN?
» Thiết kế hố thang máy?
» Kích thước hố thang bao nhiêu là hợp lý!
» Tôi nên lắp thang máy loại nào?
» Điểm lưu ý về thang máy và thang cuốn